Cải cách thủ tục hành chính trong chi trả An sinh xã hội không dùng tiền mặt
Như chúng ta đã biết cải cách hành chính là nội dung quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, duy trì sự phát triển của đất nước. Theo đó, mục tiêu cải cách hành chính tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra định hướng phát triển đất nước đến năm 2030, đó là “ Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước”. Năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 76/NQ-CP về Chương trình Tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021 -2030 gồm 6 nội dung đó là Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cái cách tổ chức bộ máy hành chính, cái cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Với mục tiêu tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở nh
Như chúng ta đã biết cải cách hành chính là nội dung quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, duy trì sự phát triển của đất nước. Theo đó, mục tiêu cải cách hành chính tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đề ra định hướng phát triển đất nước đến năm 2030, đó là “ Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước”. Năm 2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 76/NQ-CP về Chương trình Tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2021 -2030 gồm 6 nội dung đó là Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cái cách tổ chức bộ máy hành chính, cái cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng và phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Với mục tiêu tiếp tục xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, trên cơ sở những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Thủ tục hành chính được hiểu là trình tự, cách thức thực hiện và yêu cầu điều kiện hồ sơ do cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền quy định để giải quyết từng công việc cụ thể liên quan đến cá nhân, tổ chức. Các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp hay ở các văn bản, đều phải thông qua thủ tục hành chính do các cơ quan, các cấp chính quyền nhà nước quy định và trực tiếp giải quyết. Cải cách thủ tục hành chính là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức xúc nhất của người dân, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập. Trong điều kiện nguồn lực còn nhiều khó khăn nên chưa thể cùng một lúc thực hiện được nhiều nội dung cái cách như: cải cách tài chính công, cải cách tiền lương, cải cách tổ chức bộ máy…thông qua cải cách thủ tục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan nhà nước với người dân; qua đó có thể xây dựng bộ máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc. Như vậy, có thể coi cải cách thủ tục hành chính là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, công chức, phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người dân.
Trong thời gian vừa qua, công tác cải cách hành chính nhìn chung được chủ động, thường xuyên thực hiện trên tất cả lĩnh vực quản lý của địa phương, đảm bảo tiến độ và chất lượng theo quy định. Sắp xếp cán bộ, công chức theo vị trí, việc làm, chất lượng văn bản được nâng cao; ứng dụng công nghệ thông tin được đẩy mạnh góp phần nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp; đặc biệt là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ công, đã góp phần cải thiện môi trường chất lượng phục vụ người dân.
Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thời gian qua, hệ thống chính sách an sinh xã hội đã cơ bản đảm bảo công bằng, toàn diện, khẳng định quyền an sinh của người dân, góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị và trật tự xã hội.
Nhằm từng bước đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện chính sách an sinh xã hội, ngày 25/11/2022,Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt.
Sau một thời gian triển khai thực hiện, Chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt đã và đang mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, trong đó thấy rõ những tiện ích sau:
- Tiện ích thứ nhất là về thời gian: người dân thuộc diện được hưởng chính sách trợ cấp an sinh xã hội đảm bảo nhận trợ cấp đầy đủ, nhanh chóng, đúng số tiền theo danh sách chỉ trả do ngành Lao động - Thương binh xã hội cung cấp. Công tác tổ chức chi trả được thực hiện một cách khoa học và hợp lý, đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian của người được nhận trợ cấp an sinh xã hội.
- Tiện ích thứ hai là về các phương thức thanh toán: Công tác chi trả ưu đãi an sinh xã hội được thực hiện bởi các đơn vị Nhà nước và dịch vụ bưu chính công ích bảo đảm tính chuyên nghiệp, được quản lý thống nhất, bảo đảm an toàn các nguồn tiền chi trả do cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, công tác an toàn tiền mặt được tuân thủ theo quy trình nghiêm ngặt, chuyên nghiệp.
- Tiện ích thứ ba là đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, tránh tình trạng mất cắp, giảm chi phí in ấn và vận chuyển tiền mặt, sử dụng các phương thức thanh toán điện tử cũng giúp tăng tính minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý chi trả của nhà nước; khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
- Tiện tích thứ tư là nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán và thu nhập cá nhân, bảo đảm chi trả đúng người, đúng đối tượng, góp phần vào công tác phòng, chống tham những và tội phạm kinh tế.
Xác định “thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân thuộc diện được hưởng chính sách an sinh xã hội” là một trong những nhiệm vụ thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt; tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách nhanh chóng, thuận lợi, thụ hưởng và nhận định đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là khẳng định quyền an sinh của người dân trong công cuộc chuyển đổi số; góp phần vào công tác phòng chống tiêu cực, phòng chống tội phạm trong lĩnh vực an sinh xã hội, đảm bảo chi trả đúng chính sách, đúng đối tượng, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng, trục lợi.
Trong thời gian vừa qua Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban mặt trận tổ quốc Việt Nam xã Hoàng Động, cùng các ban ngành đoàn thể vào cuộc triển khai, phân công nhiệm vụ cụ thể, chỉ đạo công chức chuyên môn, rà soát đánh giá, vận động tuyên truyền sâu rộng đến tận người dân trong xã. Đến nay cơ bản 90% những người hưởng chế độ bảo trợ an sinh xã hội trên địa bàn xã không dùng tiền mặt.
Để có được những kết quả như trên phụ thuộc lớn vào vai trò, trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức những người thực thi công vụ trong bộ máy hành chính nhà nước. có thể nói cán bộ, công chức là một mắt xích quan trọng, không thể thiếu của nền hành chính nhà nước, là chủ thể quan trọng trong quá trình cái cách hành chính, các đồng chí công chức chuyên môn đã luôn nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm trong tổ chức triển khai, thực hiện.
Tuy nhiên bên cạnh những tích cực vẫn còn những tồn tại hạn chế như trình độ dân trí không đồng đều, ý thức, sự hiểu biết về pháp luật, chính sách an sinh xã hội còn hạn chế, chưa nắm rõ được quyền lợi được hưởng khi áp dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả chế dộ an sinh xã hội.
Để đảm bảo mục tiêu thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời gian tới theo tinh thần thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ, Ủy ban nhân dân xã Hoa Động đề nghị người dân tích cực hưởng ứng đợt cao điểm thực hiện chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, hướng tới 100% người hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn xã nhận chế độ qua tài khoản ngân hàng, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ về chuyển đổi số và xây dựng xã Hoa Động ngày càng phát triển văn minh, hiện đại.